Tình hình chăn nuôi tháng 10/2017

Thứ năm, 16/11/2017, 09:10 GMT+7
Tình hình chăn nuôi tháng 10/2017

Tình hình chăn nuôi tháng 10/2017

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi lợn cả nước trong tháng 10/2017 vẫn gặp khó khăn, giá thịt lợn trong tháng vẫn ở mức thấp, chưa đủ để hòa vốn. Trong khi đó, các chi phí chăn nuôi không giảm khiến người chăn nuôi lợn càng thêm khó khăn. Nhiều hộ nhỏ lẻ không còn nuôi lợn, các gia trại, trang trại vẫn tiếp tục nuôi nhưng đều có xu hướng giảm quy mô đàn. Đàn lợn cả nước ước tính đến tháng 10 giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi gia cầm cả nước nhìn chung tiếp tục phát triển khá tốt. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá cả và tình hình tiêu thụ ổn định đã tạo thuận lợi để người chăn nuôi phát triển đàn và tăng sản lượng giết thịt. Đàn gia cầm cả nước ước tính đến tháng 10 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Chăn nuôi trâu, bò: Theo Tổng cục Thống kê, đàn trâu, bò cả nước trong tháng nhìn chung không có biến động lớn. Chăn nuôi bò tiếp tục được đẩy mạnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân, đồng thời là nguồn cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ước tính đến tháng 10, đàn trâu cả nước giảm 1% so với cùng kỳ năm 2016; đàn bò tăng 2,8%.

Chăn nuôi lợn: Giá thịt lợn trong tháng vẫn ở mức thấp, chưa đủ để hòa vốn. Trong khi đó, các chi phí chăn nuôi không giảm khiến người chăn nuôi lợn càng thêm khó khăn. Nhiều hộ nhỏ lẻ đã treo chuồng, không còn nuôi, các gia trại, trang trại vẫn tiếp tục nuôi nhưng đều có xu hướng giảm quy mô đàn. Đàn lợn cả nước ước tính đến tháng 10 giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Chăn nuôi gia cầm: Trong tháng, đàn gia cầm cả nước nhìn chung tiếp tục phát triển khá tốt. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá cả và tình hình tiêu thụ ổn định đã tạo thuận lợi để người chăn nuôi phát triển đàn và tăng sản lượng giết thịt. Tuy vậy, thời tiết hiện nay có nhiều diễn biến bất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao dễ phát sinh các loại dịch bệnh nên công tác phòng chống dịch bệnh cho các loại vật nuôi vẫn cần quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Đàn gia cầm cả nước ước tính đến tháng Mười tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Chế biến thịt gia súc, gia cầm: Các cơ sở giết mổ, chế biến thịt qui mô công nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 30% công suất. Các công ty đang tăng cường liên kết chuỗi trong chăn nuôi, chế biến để xuất khẩu thịt an toàn, đáp ứng yêu cầu các nước nhập khẩu (thịt lợn, thịt gà). Việc kiểm soát chất lượng thịt tại cơ sở giết mổ đang gặp khó khăn để cung cấp cho thị trường các thành phố lớn (tiêm thuốc an thần cho heo; khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm).

 KH. Chan nuoi viet nam 10

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 01/11/2017, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:

 Dịch Cúm gia cầm (CGC)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.

Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Lở mồm long móng.

Dịch Tai xanh trên lợn

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.

Nhận định tình hình dịch

Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

 

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Giá lợn hơi trong tháng 10/2017 có xu hướng giảm tại nhiều vùng trên cả nước. Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm 2.000 – 3.000 đ/kg xuống còn 26.000 – 29.000 đ/kg. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng giảm 1.000 – 3.000 đ/kg, hiện dao động từ 28.000 – 29.000 đ/kg. Tương tự, tại miền Nam, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm sau sự kiện cơ quan chức năng phát hiện lợn bị tiêm thuốc an thần tại TP Hồ Chí Minh khiến giá lợn hơi ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An… giảm 2.000 – 4.000 đ/kg so với tháng trước xuống còn 27.000 – 29.000 đ/kg. Trái chiều với giá lợn hơi, giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL lại biến động tăng do nhu cầu tăng khá mạnh. So với tháng trước, giá gà thịt lông màu tăng 2.000 – 5.000 đ/kg lên 40.000 – 44.000 đ/kg.

 

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 10/2017 đạt 251 triệu USD, giảm 0,84% so với tháng trước đó và giảm 13,49% so với cùng tháng năm ngoái.

 Tính chung, trong 10 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi hơn 2,7 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 3,54% so với cùng kỳ năm trước đó.

Trong 10 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 56 triệu USD, tăng 876,17% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 64 triệu USD, tăng 553,76% so với cùng kỳ; Chilê với hơn 9 triệu USD, tăng 91,66% so với cùng kỳ, sau cùng là Ấn Độ với hơn 113 triệu USD, tăng 72,76% so với cùng kỳ.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 10/2017 là Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 126 triệu USD, tăng 8,07% so với tháng trước đó nhưng giảm 12,4% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 10 tháng đầu năm 2017 lên hơn 1,3 tỉ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 10/2017 đạt hơn 16 triệu USD, tăng 10,9% so với tháng 9/2017 và tăng 22,33% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, trong 10 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 132 triệu USD, giảm 42,05% so với cùng kỳ năm trước đó.

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng trong 10 tháng đầu năm 2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 10/2017 là Ấn Độ với trị giá hơn 10 triệu USD, tăng 43,75% so với tháng trước đó và tăng 16,73% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2017 lên hơn 113 triệu USD, tăng 72,76% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Brazil, Indonesia, Đài Loan và UAE với kim ngạch đạt 196 triệu USD, 108 triệu USD, 87 triệu USD; 69 triệu USD; và 64 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 10/2017 và 10 tháng đầu năm 2017

ĐVT: nghìn USD

  KNNK 10T/2016 KNNK T10/2017 KNNK 10T/2017 +/- so với T9/2017 (%) +/- so với T10/2016 (%) +/- so với 10T/2016 (%)
Tổng KN 2.824.453 251.903 2.724.436 -0,8 -13,5 -3,5
Achentina 1.281.702 126.265 1.316.965 8,1 -12,4 2,8
Ấn Độ 65.613 10.399 113.350 43,8 16,7 72,8
Anh 1.227 87 1.424 62,1 -16,8 16,1
Áo 97.715 668 47.916 31,8 -86,6 -51
Bỉ 8.761 2.040 11.733 49,5 142,5 33,9
Brazil 124.695 4.297 108.541 -84 81,8 -13
UAE 66.242 8.387 64.660 45,8 25,5 -2,4
Canada 9.815 8.630 64.166 -17,8 774,1 553,8
Chilê 4.875 1.228 9.345 -8,8 116,3 91,7
Đài Loan 64.129 7.745 69.744 -11,1 2,7 8,8
Đức 5.257 844 6.765 10,3 21,1 28,7
Hà Lan 22.694 1.272 16.550 77,6 -9,9 -27,1
Hàn Quốc 30.537 3.143 30.175 -8 -11,9 -1,2
Hoa Kỳ 301.834 8.832 196.532 44,8 -71,6 -34,9
Indonesia 76.109 8.778 87.803 1,3 35,6 15,4
Italia 5.795 2.280 56.571 -42,8 1289,7 876,2
Malaysia 68.402 3.177 24.403 54,9 -3,5 -64,3
Mêhicô 1.344 212 1.967 176,7 24,5 46,4
Nhật Bản 3.842 273 3.839 -13,6 -15,7 -0,1
Australia 11.230 506 8.938 173,6 -53,8 -20,4
Pháp 17.823 1.070 20.469 -49 -49,8 14,8
Philippin 12.279 2.176 15.847 33 13,7 29,1
Singapore 17.236 1.295 12.636 18,3 -41,0 -26,7
Tây Ban Nha 29.597 1.311 9.471 117,6 -41,8 -68,0
Thái Lan 78.311 4.754 62.725 5,8 -31,8 -19,9
Trung Quốc 228.925 16.880 132.664 10,9 22,3 -42,1

Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 10 tháng đầu năm 2017

Mặt hàng

 

10T/2016 10T/2017 So với cùng kỳ
Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
Lúa mì 3.997 849.466 4.039 856.022 1,04 0,8
Ngô 6.757 1.335.801 6.454 1.263.674 - 4,5 - 5,4
Đậu tương 1.299 549.829 1.375 590.456 5,8 7,4
Dầu mỡ động thực vật   523.592   616.570   17,8

(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

Lúa mì: 

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 10/2017 đạt 344 nghìn tấn với giá trị đạt 77 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2017 lên gần 4 triệu tấn, với trị giá 856 triệu USD, tăng 1,04% về khối lượng và tăng 0,77% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 10 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 46%; tiếp đến là Canada chiếm 22%, thị trường Brazil chiếm 2%, thị trường Nga chiếm 7% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Hoa Kỳ và Brazil. Trong 10 tháng đầu năm 2017, thị trường Canada tăng vượt trội cả về lượng và trị giá, với khối lượng nhập khẩu tăng hơn 15 lần và giá trị tăng hơn 12 lần. Thị trường có lượng và trị giá nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Brazil (giảm gần 69%).

Đậu tương: 

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 10/2017 đạt 96 nghìn tấn với giá trị 40 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 1,3 triệu tấn và 590 triệu USD, tăng 5,81% về khối lượng và tăng 7,39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Ngô: 

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 10/2017 đạt 848 nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2017 đạt 6,4 triệu tấn và 1,2 tỉ USD, giảm 4,48% về khối lượng và giảm 5,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 10 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 53% và 26% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng gần 2 lần.

 

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Sắn và các sản phẩm từ sắn:

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 năm 2017 ước đạt 212 nghìn tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,11 triệu tấn và 788 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 86,7% thị phần, tăng 5,6% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Hàn Quốc (-21,7%) và Đài Loan (-11,4%).

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam thì 9 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu 465,5 triệu USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 1,9% so với cùng kỳ 2016.

Tuy không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, nhưng 9 tháng đầu năm nay mức độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Bangladesh lại tăng mạnh đột biến, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Hàng năm Việt Nam vẫn phải chi đến tiền tỷ để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Nếu tính riêng tháng 9/2017, kim ngạch xuất khẩu giảm 20,6% so với tháng 8, xuống 49,7 triệu USD.

Về thị trường xuất khẩu, 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang các nước (trừ EU-ASEAN) chiếm thi phần lớn nhất, 64,48% đạt 300,1 triệu USD, kế đến là các nước Đông Nam Á chiếm 35,52%, đạt 165,3 triệu USD.

Đáng chú ý, là thị trường nhập khẩu chủ lực đứng thứ ba sau Achentina, Hoa Kỳ mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 32% tổng kim ngạch, đạt 149,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức độ xuất khẩu sang quốc gia này suy giảm nhẹ, giảm 4,15%. Đứng thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Campuchia với 61,2 triệu USD, giảm 13,71%, kế đến là Malasyia, Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản… với kim ngạch đạt lần lượt 40,7 triệu USD; 40,6 triệu USD; 29,1 triệu USD và Nhật Bản 20,9 triệu USD…

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm mức độ xuất khẩu sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 69,2%, trong đó đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Bangladesh tăng mạnh đột biến, tuy kim ngạch chỉ đạt 12,8 triệu USD, nhưng tăng gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ (tức tăng 127,77%). Ngược lại, thị trường với kim ngạch xuất suy giảm chiếm 30,7% trong đó xuất sang Thái Lan giảm mạnh nhất, giảm 30,4% tương ứng với 29,1 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng 2017

Thị trường 9T/2017 (USD) 9T/2016 (USD) So sánh (%)
Tổng 465.577.655 456.587.703 1,97
Trung Quốc 149.392.396 155.856.164 -4,15
Campuchia 61.251.758 70.983.431 -13,71
Malaysia 40.752.215 29.338.515 38,90
Ấn Độ 40.625.927 33.356.504 21,79
Thái Lan 29.159.994 41.893.656 -30,40
Nhật Bản 20.917.065 20.680.779 1,14
Hoa Kỳ 19.149.043 14.359.400 33,36
Đài Loan 17.239.285 17.985.064 -4,15
Philipines 16.266.111 14.207.169 14,49
Indonesia 15.866.957 14.712.106 7,85
Bangladesh 12.823.051 5.629.854 127,77
Hàn Quốc 12.197.776 11.658.757 4,62
Singapore 2.084.821 1.560.523 33,60

(tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

Viết đánh giá